Công Nghệ In Chuyển Nhiệt Là Gì ? Dùng Để In Gì ?

Công nghệ in chuyển nhiệtđược nhiều xưởng may áp dụng hiện nay. Nhờ vào tính hiệu quả vượt trội của nó, cũng như giúp sản phẩm đạt chất lượng cao và hình ảnh sắc nét hơn. Vậy kỹ thuật in chuyển nhiệt là gì, ưu và nhược điểm của nó như thế nào ? In chuyển nhiệt được dùng với bột màu công nghiệp ra sao ? Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin hữu ích xoay quanh chủ để công nghệ in chuyển nhiệt nhé. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Công Nghệ In Chuyển Nhiệt Là Gì ?

Công nghệ in chuyển nhiệtcó tên tiếng anh là Thermal transfer Printer. Đây là một trong 3 nhóm của công nghệ in nhiệt hiện đại nhất ngày nay. Bao gồm: nhóm in nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt và chuyển sáp nhiệt. SATA Group từ Nhật Bản đã sáng tạo ra công nghệ in này. Máy in vải chuyển nhiệt đầu tiên được ra đời vào năm 1982 có tên là SATO M-2311.

In chuyển nhiệt còn được hiểu là một phương pháp in kỹ thuật số được áp dụng đầu tiên cho giấy. Sau này tiên tiến hơn, công nghệ in chuyển nhiệt còn được áp dụng cho các vật liệu khác, điển hình như vải áo, in lên túi đựng khăn lạnh,…. Hoạt động bằng cách làm cho lớp phủ Rippon nóng lên rồi để cho nó dính vào vật liệu mà chúng ta cần in. Thông thường, in chuyển nhiệt trên áo được chia thành hai công đoạn chính là in lên giấy rồi ép nhiệt để hình in có thể bám vào áo. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn so với cách in thông thường ( in trực tiếp lên vải ). Bởi vì sử dụng công nghệ mới này giúp sản phẩm tạo ra sáng hơn, màu sắc đẹp hơn và chất lượng cao hơn.

Công Nghệ In Chuyển Nhiệt
Công Nghệ In Chuyển Nhiệt

2. In Vải Bằng Mực Bột Màu

Mực bột màuphổ biến nhất hiện nay là mực bột màu Nhật Bản. Điển hình như các màu nhũ đồng, màu xanh dương, màu đỏ, màu đen,…. Yếu tố quan trọng thứ hai là việc chuẩn bị vải để in. Vải không in được cần ngâm trong một chất làm cho bột màu dính vào bề mặt, sẽ giúp cho vải giữ được hình dáng ban đầu trong một thời gian dài hơn. Ngoài ra, cũng cần bảo đảm các đặc tính phù hợp như màu sắc sống động, khả năng chống phai khi giặt,…

Sau khi quá trình in vải kỹ thuật số sử dụng mực bột màu, mẫu in được cố định với nhiệt độ cao, không sử dụng hóa chất, đặc biệt là không dùng với nước. Bên cạnh đó, hầu hết các loại vải được in kỹ thuật số có thể được giặt bằng máy, mặc dù in kỹ thuật số với mực bột màu là in bề mặt – sắc tố vẫn bị mắc kẹt trên bề mặt dệt. In bằng mực bột màu và bông được xử lý đúng cách. Như giặt trong máy giặt theo chương trình phù hợp, với chất tẩy rửa không chứa chất tẩy mạnh.

Các công ty in may mặc trong quá trình in vải với mực bột màu, nhận ra kết quả rằng tạo ra màu sắc tươi sáng hơn. Hơn nữa, màu đen sẽ hơi sâu hơn một chút so với màu đạt được trong quá trình in sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính. In bằng mực bột màu trên vải sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất.

Mực Bột Màu In
Mực Bột Màu In

2.1. Mực in chuyển nhiệt là gì ?

Mực in chuyển nhiệtdùng trong công nghệ in chuyển nhiệt là loại mực dùng cho kỹ thuật in bằng chuyển nhiệt. Việc lựa chọn loại mực in đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của quá trình in. Với mực in tốt sẽ giúp hình ảnh cần in sắc nét, sống động và bền màu hơn. Các loại mực có thể chuyển đổi từ dạng rắn sang dạng khí mà không cần hóa lỏng nhờ một lớp phủ đặc biệt, giúp mực dễ dàng thấm lên bề mặt vật liệu và làm hình ảnh tươi sáng, sống động và trung thực hơn.

3. Quy Trình In Công Nghệ Chuyển Nhiệt Áo Thun Vải Cotton

3.1. In lên áo đồng phục tối màu

  • Bước 1: Sử dụng máy in màu có gắn hệ thống mực Pigment UV in file hình mong muốn bằng giấy có hai lớp màng. Có thể sử dụng giấy 3G-Jet
  • Bước 2: Lột phần giấy cứng của giấy. Sau đó đặt lớp màng cao su lên áo, lưu ý là bạn phải cho hình hướng lên trên.
  • Bước 3: Sử dụng máy ép nhiệt phẳng ép phần giấy in lên vải ở 138otrong vòng 45 giây đến 1 phút.
  • Bước 4: Sau khi in xong thì chúng ta lấy sản phẩm ra.
In Áo Chuyển Nhiệt
In Áo Chuyển Nhiệt

3.2. In chuyển nhiệt trên áo đồng phục sáng màu

  • Bước 1: Chuẩn bị mẫu in
  • Bước 2: Gắn mực in. Dùng kéo cắt bỏ các phần không cần thiết.
  • Bước 3: Chọn áo phông, bạn có thể mua ở chợ, shop hoặc mua áo phông đồng phục tại Atlan.
  • Bước 4: Mở máy ép và điều chỉnh các thông số để đảm bảo đủ nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt yêu cầu thì đưa mẫu áo vào và bắt đầu ép.
  • Bước 5: Khi mẫu đạt yêu cầu thì đem ra và tiếp tục làm với những mẫu khác.
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.Các trường bắt buộc được đánh dấu*

Baidu
map